Bán đèn, tấm pin, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời

Chuyên bán các thiết bị và giải pháp hệ thống điện năng lượng mặt trời với mục tiêu phấn đấu trở thành nhà cung cấp hàng đầu

Hướng dẫn cách lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

Ngày nay, năng lượng mặt trời đang dần phổ biến trong đời sống chúng ta, dễ nhận thấy hình ảnh những bình nước nóng năng lượng mặt trời hay tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở phía trên sân thượng hay tầng áp mái của những căn nhà trong thành phố. Do khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam nên những giờ nắng ở nước ta nhiều và dài, rất thuận tiện cho việc sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời- Nguồn năng lượng sạch, vô hạn, thân thiện với môi trường. Quan trọng nhất đây là giải pháp tiết kiệm hữu hiệu điện năng và chi phí tiền điện mỗi tháng cho gia đình, xí nghiệp. Tuy nhiên để tấm pin có thể hấp thu ánh sáng một cách hiệu quả và năng suất nhất, phát huy tối đa công dụng thì việc lắp ráp một cách chính xác nhất đóng vai trò cực kì quan trọng.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về hệ thống năng lượng mặt trời.

Cấu tạo hệ thống năng lượng mặt trời

 - Các tấm pin bao gồm những tế bào silicon vô định hình có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời để chuyển đổi thành điện năng.

f:id:givasolar:20181116181857p:plain

- Bộ sạc điện : là bộ phận thực hiện chức năng điều tiết sạc cho ắc-quy, bảo vệ cho ắc-quy chống nạp quá tải và xả quá sâu giúp nâng cao tuổi thọ của bình ắc-quy, giúp hệ thống pin mặt trời sử dụng hiệu quả và lâu dài.

- Bộ kích điện : bộ phận dùng biến đổi dòng điện DC (1 chiều) sang dòng điện AC ( xoay chiều) dùng cho các thiết bị có điện áp 220V.

Bộ kích điện có 2 loại: sin mô phỏng ( dùng cho các thiết bị điện tử có điện áp nhỏ từ 12V -24V) như: bóng đèn, tivi, máy tính.

Sin tiêu chuẩn dùng cho các thiết bị gia dụng và có điện áp 220V: máy lạnh, quạt, tivi, máy bơm.v.v.v

-  Bình ắc quy: là nơi tích trữ dòng điện DC - AC. Dùng cho trường hợp ban đêm hoặc khi cúp điện. 

Hướng dẫn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

Bước 1: Dựng tấm ốp lưng và khung nền của tấm pin:

Kích thước của khung được xác định bởi số lượng và cách bố trí của những tế bào quang điện trong mỗi tấm pin. Sau đó tiến hành cắt những vật liệu theo kích thước trên. Dùng keo hay ốc vít để gắn các tấm bọc khung vào tấm ốp lưng. Phủ đều lên tấm ốp lưng và khung nền 3 lớp sơn chống tia cực tím (nếu vật liệu làm bằng gỗ), sau đó đợi sơn khô hoàn toàn. Cần chắc chắn rằng khung nền phải khít phù hợp với tấm ốp lưng.

f:id:givasolar:20181116182012j:plain

Bước 2: Gắn các tế bào quang điện

Nối các tế bào quang điện lại và hàn thành một chuỗi:

Nếu như tấm pin được sắp xếp theo cấu trúc 4 hàng dọc và 9 hàng ngang thì bạn cần sắp xếp cứ 9 tế bào quang điện thành một chuỗi. Hàn phần dây hàn còn dư từ mặt trước của tế bào quang điện đầu tiên vào mặt sau của tế bào quang điện tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy để được một chuỗi tế bào quang điện.

Đặt những chuỗi tế bào quang điện vào khung nền là tấm lót TPT và nối chúng lại với nhau. 

Bước 3: Ráp khung nền vào ốp lưng và đặt tấm phủ cho tấm pin:

Đặt khung nền vừa vặn tấm ốp lưng của tấm pin. Sau đó bắt vít khung nền vào ốp lưng.. Cài đặt một điod chặn vào dây dẫn ở cực dương để ngăn chặn việc tự xả năng lượng vào ban đêm. Nên kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo nó hoạt động một cách tốt nhất trước khi lắp kiếng cường lực lên. Cuối cùng là bọc kín lại các khe hở giữa tấm ốp lưng, viền khung và lớp bọc ngoài bằng chất hàn silicon để tấm pin được bảo vệ hoàn toàn. 

Bước 4: Kiểm tra lại tổng quan

Sau khi hoàn thành, cần chú ý vị trí lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời. Để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời, nên lắp ráp theo một góc nghiêng và chọn những vị trí các tấm pin để có thể hấp thụ ánh nắng được tốt nhất. 

Cách chọn hướng lắp đặt pin mặt trời tốt nhất:

Hiện nay, các tấm pin thường được lắp đặt ở trên mái nhà các căn nhà, công ty với mục đích để chúng nhận được nhiều năng lượng mặt trời nhất có thể. Việc này luôn phải được tính toán kĩ càng để đảm bảo hệ thống điện năng lượng mặt trời luôn tiếp nhận được năng lượng từ mặt trời hiệu quả nhất.

f:id:givasolar:20181116182113j:plain

Vị trí lắp đặt để đạt công suất tối đa là khi được lắp đặt vuông góc với ánh sáng mặt trời. Người lắp đặt cần theo dõi đường đi của mặt trời để xác định vị trí và hướng tối ưu nhất, đồng thời loại bỏ tất cả các vật cản ngăn chặn ánh sáng mặt trời tiếp xúc với các tấm pin như cây cối, tấm che,... Nếu không hệ thống sẽ bị giảm hiệu quả đáng kể.

Ngoài ra, người sử dụng nên bảo dưỡng hệ thống hàng tháng định kỳ bằng cách lau rửa các lớp bụi bẩn bám lên bề mặt của tấm pin để hệ thống luôn đạt hiệu suất cao nhất